Dịch thuật là gì? dự án số 3
Dịch thuật được xem là một ngành khó nhưng cũng là ngành có cơ hội việc làm rộng mở. Đặc biệt trong thời đại hội nhập như hiện nay thì nhu cầu dịch thuật càng tăng. Vậy dịch thuật là gì? Làm dịch thuật cần những gì? 1. Dịch thuật là gì? Dịch thuật là hoạt động luận giải ý nghĩa của một đoạn văn/văn bản từ một ngôn ngữ nào đó (văn nguồn) và chuyển sang một ngôn ngữ khác thành một đoạn văn mới. Đoạn văn mới này được gọi là bản dịch. Hiểu đơn giản, dịch thuật là đem thông tin diễn đạt bằng ngôn ngữ này diễn đạt lại bằng ngôn ngữ khác. >> Việc làm Biên dịch tiếng Trung
http://Dichthuatmiennamso21.blogspot.com
http://Dichthuatmiennamso22.blogspot.com
http://Dichthuatmiennamso23.blogspot.com
http://Dichthuatmiennamso24.blogspot.com
http://Dichthuatmiennamso25.blogspot.com
http://Dichthuatmiennamso26.blogspot.com
http://Dichthuatmiennamso27.blogspot.com
http://Dichthuatmiennamso28.blogspot.com
http://Dichthuatmiennamso29.blogspot.com
http://Dichthuatmiennamso30.blogspot.com
2. Tính chất của dịch thuật Mục đích của dịch thuật là diễn đạt lại ý tưởng, ngôn ngữ với độ chính xác tối đa. Dùng lời của người dịch để thay đổi ý nghĩa của văn bản hay quan điểm của người khác là điều không cho phép. Vì vậy, có thể xem vai trò của người dịch thuật là “nói thay người khác”. Bên cạnh đó, họ phải truyền tải thông tin một cách trung thực, không tự ý sửa đổi ý tưởng của người khác. Việc dịch thuật thành công hay thất bại phụ thuộc sự chính xác của ngôn ngữ trong bản dịch so với văn nguồn. Viết đúng là chưa đủ, dịch thuật cũng cần có sự uyển chuyển trong ngôn ngữ nữa. Dịch thuật có 2 hình thức là dịch nói và dịch viết. Hay còn gọi là biên dịch và phiên dịch. Biên dịch là chuyển thể văn bản viết từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi ý nghĩa. Phiên dịch là chuyển 1 chữ, 1 câu hoặc văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Việc chuyển đổi này cũng không được làm thay đổi ý nghĩa của ngôn ngữ gốc. Có 2 hình thức thông dịch viên là dịch cabin và dịch đuổi. Ngoài ra, phiên dịch viên còn làm ở những nơi cần sự trao đổi giữa các ngôn ngữ khác nhau. Biên dịch và phiên dịch tuy khác nhau về hình thức nhưng tính chất vẫn giống nhau. Một người làm dịch thuật cần được đào tạo và rèn luyện cả dịch nói và dịch viết. Phiên dịch cabin 3. Những khó khăn trong ngành dịch thuật – Am hiểu nhiều lĩnh vực, liên tục cập nhật kiến thức Khó khăn đầu tiên của việc làm dịch thuật là bạn phải luôn cẩn thận tìm hiểu những gì mình dịch. Bởi không ai có thể hiểu hết tất cả kiến thức. Khi bắt đầu, bạn có thể không là người dịch thuật tinh thông. Nhưng biết cách chuẩn bị kiến thức trước mỗi chủ đề dịch, bạn sẽ dễ dàng vượt qua với kết quả tốt. – Ngôn ngữ Mỗi quốc gia đều có nhiều dân tộc. Mỗi dân tộc đó lại có ngôn ngữ và cách diễn đạt riêng. Bên cạnh đó, ngôn ngữ cũng luôn luôn phát triển. Bởi vậy, làm nghề dịch thuật hay biên – phiên dịch phải luôn trau dồi ngoại ngữ. Ngay cả tiếng Việt cũng cần phải học tập trau dồi. Do nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, rất nhiều khái niệm, từ ngữ mới xuất hiện. Nếu không cập nhật, bạn sẽ lạc hậu và có thể đưa ra bản dịch sai. – Áp lực công việc, tính kỷ luật cao Làm biên dịch và phiên dịch, bạn phải trung thành với văn bản gốc. Vấn đề lương tâm nghề nghiệp cũng luôn được đặt lên hàng đầu. Nếu bản dịch sai, có thể mọi người sẽ không phát hiện ra lúc đấy. Nhưng lỗi sai đó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, làm dịch thuật bạn phải luôn cẩn thận. Hơn hết, vấn đề lương tâm nghề nghiệp cũng luôn được đặt lên hàng đầu. Ngoài áp lực từ việc dịch chính xác, người dịch còn phải tạo ra bản dịch hay, hấp dẫn và dễ tiếp nhận. Bên cạnh đó, nghề dịch thuật còn chịu sự căng thẳng cao độ. Hay sức ép của việc dịch đuổi, các kiến thức, thông tin mới… – Hiểu tâm lý người nói Đây được xem là kỹ năng quan trọng cũng là khó khăn lớn đối với nghề dịch thuật. Bạn sẽ phải vừa dịch vừa quan sát cử chỉ, thái độ của người nói. Như vậy mới có thể đưa ra từ ngữ thích hợp, đúng ý nghĩa. – Vấn đề văn hóa Mỗi quốc gia sẽ có nét văn hóa riêng. Đồng nghĩa với ngôn ngữ, cách viết, phong cách nói chuyện cũng có phần khác nhau. Nếu biên dịch hoặc phiên dịch không có sự hiểu biết về văn hóa có thể dịch sai. Do đó, làm phiên dịch viên không chỉ phải trau dồi ngoại ngữ. Bạn còn phải am hiểu về văn hóa của quốc gia đó. Công việc dịch thuật đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng 4. Kiến thức, kỹ năng cần có khi làm nghề dịch thuật Ngoại ngữ Ngoại ngữ là điều kiện đầu tiên và tiên quyết của nghề dịch thuật. Vận dụng ngoại ngữ để diễn đạt chính xác, đầy đủ nội dung bản gốc là rất quan trọng. Bên cạnh đó, càng thông thạo ngoại ngữ, mức lương biên dịch viên càng cao. Ngoài ra, bạn cũng cần có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực bạn đang làm. Ví dụ, bạn làm dịch thuật tiếng Anh và đang biên dịch một cuốn sách về y học. Để dịch được cuốn sách đó bạn bắt buộc phải có những kiến thức nhất định về y học. Và biết những từ tiếng Anh chuyên ngành y. Kỹ năng tra cứu Dù giỏi ngoại ngữ đến đâu thì cũng có lúc bạn lâm vào thế “bí”. Bởi có nhiều từ mà bạn không biết. Kỹ năng tra cứu là vô cùng cần thiết với những biên dịch viên. Nắm được kỹ năng này, bạn có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết. Đồng thời bổ sung và nâng cao năng lực của bản thân. Ngoài từ điển, biên dịch viên hay phiên dịch viên có thể sử dụng các công cụ dịch thuật như: Transit, DejaVu, SDLX, Trados. Teamwork – kỹ năng làm việc nhóm Đừng nghĩ dịch thuật chỉ làm việc 1 mình hay hoạt động đơn lẻ. Trong thực tế, các biên dịch viên hay phiên dịch viên thường xuyên phải làm việc nhóm. Nắm được kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn điều chỉnh công việc hợp lý. Bên cạnh đó có thể khắc phục những thiếu sót và học hỏi thêm kinh nghiệm. Năng lực dịch thuật Bạn có thể đọc, hiểu chính xác bản gốc. Nhưng bạn không thể hiện, diễn tả nó sang ngôn ngữ bản địa được thì tất cả sẽ trở nên vô nghĩa. Bạn cần có kỹ năng viết, khả năng nói lưu loát, đam mê đọc. Bạn cần hiểu rõ về ngôn ngữ của mình. Ví dụ biên dịch tiếng Anh cần am hiểu ngữ pháp, từ vựng và phông cách trong ngôn ngữ Anh. Việc đọc nhiều cũng giúp bạn rèn luyện cách dùng từ, diễn đạt. Nhờ đó, bạn cũng có thể thực hành viết như viết blog… Sử dụng công nghệ thông tin Nghề dịch thuật rát cần công nghệ thông tin. Bạn sẽ cần phần mềm để xử lý văn bản, biên tập bản dịch, phục hồi bộ nhớ dịch… Hoặc sử dụng công nghệ trong nhiều lĩnh vực khác trong công việc. Do đó, phải luôn nâng cao khả năng sử dụng và cập nhật các phần mềm CNTT. Am hiểu tiếng mẹ đẻ Một người làm dịch thuật tiếng Trung không phải chỉ tinh thông tiếng Trung. Mà còn cần am hiểu tiếng mẹ đẻ nữa. Điều này giúp cho từ ngữ được dịch chính xác và sát nghĩa. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng linh hoạt ngôn ngữ để bản dịch được diễn đạt ngắn gọn và lôi cuốn nhất. Chứ không phải là bản dịch cứng nhắc, thậm chí người đọc không hiểu gì. 5. Cơ hội khi theo đuổi nghề dịch thuật Cơ hội khám phá những kiến thức mới Ngôn ngữ được xem là tinh hoa quan trọng của các nền văn hóa. Khi bạn am hiểu và sử dụng một ngôn ngữ là bạn đã khám phá thêm được một nền văn hóa mới. Biên – phiên dịch viên có thể tìm hiểu nhiều lĩnh vực của quốc gia mà mình quan tâm. Bên cạnh đó, làm nghề này, bạn còn được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người đến từ nhiều quốc gia và làm việc trong lĩnh vực khác nhau. Đây là cơ hội tốt để bạn học hỏi được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Mở rộng mối quan hệ Được đến nhiều nơi, thậm chí là nhiều quốc gia, phiên dịch viên được làm việc trong môi trường hấp dẫn. Bên cạnh được tiếp xúc, làm quen với nhiều người làm việc trong nhiều lĩnh vực. Bạn còn có cơ hội gặp gỡ những người thành đạt và nổi tiếng. Nhờ đó các mối quan hệ của bạn cũng được mở rộng. Họ có thể là bạn bè, cộng sự, đối tác, thậm chí là những người giúp công việc của bạn phát triển trong tương lai. Nếu bạn là phiên dịch viên ngoại giao, bạn sẽ được gặp và làm việc với những nhân vật đứng đầu trong chính phủ. Cơ hội việc làm dịch thuật Trong xu thế hội nhập của các nước trên thế giới, Việt Nam cũng đẩy mạnh quan hệ hợp tác, tham gia các tổ chức quốc tế… Điều này tạo điều kiện cho việc làm phiên dịch, biên dịch được mở rộng. Đối với công việc dịch thuật, càng có kinh nghiệm, bạn sẽ càng tiến xa. Phiên dịch viên có thể gắn bó lâu dài với nghề bằng nhiều cách. Khi đến giới hạn tuổi tác, không thể tham gia hội nghị hay di chuyển nhiều nơi. Bạn có thể chuyển sang làm việc cố định như dịch phim, sách báo, tài liệu… Bạn có thể làm công việc biên dịch, phiên dịch tại các tổ chức quốc tế, công ty du lịch, đài truyền hình, nhà xuất bản, công ty hoặc tập đoàn đa quốc gia, phòng dịch thuật công chứng…Bạn cũng có thể làm phụ trách đối ngoại tại các Bộ trực thuộc trung ương. Bên cạnh đó, Bộ ngoại giao được xem là nơi tập trung nguồn nhân lực. Những người làm công việc biên – phiên dịch tại đây đều có trình độ, chuyên môn cao. Ngoài ra, bạn có thể tìm việc dễ dàng thông qua quảng cáo, mạng xã hội, các kênh tuyển dụng như JobsGO với 14803 việc làm… Nguồn thu nhập hấp dẫn Mức lương phiên dịch viên trung bình khoảng 14 triệu/tháng. Chưa kể biên dịch, phiên dịch trong hội thảo, hội nghị có lương khoảng 200 – 400 USD/ngày. Mức lương này tương đối cao so với mặt bằng chung hiện nay. Tuy nhiên, dịch thuật cũng là nghề có tính cạnh tranh và đào thải lớn. Bởi ngày nay, mọi người đều ý thức được việc trau dồi ngoại ngữ cho bản thân. Cơ hội thăng tiến Tính cạnh tranh và đào thải khiến nghề này luôn khát nhân lực. Không chỉ có cơ hội việc làm, biên dịch, phiên dịch viên sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến. Bạn có thể bắt đầu từ vị trí biên dịch, phiên dịch bình thường. Trong quá trình làm việc, bạn sẽ có cơ hội đi nhiều nước, gặp gỡ nhiều người. Từ đó có thể nâng cao năng lực, mở rộng kiến thức và các mối quan hệ. Với những hành trang và kinh nghiệm phong phú, bạn hoàn toàn có thể thăng tiến trở thành quản lý hay nhà ngoại giao… Tuy nhiên, cơ hội thăng tiến chỉ đến với những người có năng lực. Bên cạnh đó là sự cố gắng vươn lên để không ngừng phát triển trong công việc. Công việc biên dịch, phiên dịch, đặc biệt là phiên dịch tiếng Anh thực sự là sự là lựa chọn HOT hiện nay. Tuy việc làm rộng mở, nhưng để cạnh tranh và không bị đào thải trong nghề, bạn phải rèn luyện ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn vững vàng. Bên cạnh đó phải không ngừng học hỏi các kỹ năng và trau dồi kinh nghiệm. Mong rằng với bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về ngành dịch thuật hay biên dịch – phiên dịch. Từ đó lựa chọn cho mình một hướng đi trong tương lai
Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021
Dịch thuật là gì? dự án số 3
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét